Giới tinh hoa bao gồm những ai?

 “Tinh hoa” được dùng để chỉ những người đóng vai trò dẫn dắt trong một lĩnh vực xã hội nào đó, từ nghệ thuật, thể thao tới kinh tế, chính trị.

Khi nói về giới tinh hoa hay tầng lớp tinh hoa, các nhà nghiên cứu và lập thuyết về ‘tinh hoa’ đều chỉ dẫn đến giới tinh hoa chính trị (political elite), được xác định là nhóm thiểu số những cá nhân nắm giữ các vị trí quyền lực đầu não ở một tổ chức.

Thông thường, khái niệm “tinh hoa” được dùng để chỉ những người đóng vai trò dẫn dắt trong một lĩnh vực xã hội nào đó, từ nghệ thuật, thể thao tới kinh tế, chính trị.

Nếu như trong các lĩnh vực nghệ thuật, thể thao, tinh hoa mang hàm nghĩa về uy tín, danh vọng, hoặc sự giàu có, thì trong chính trị, tinh hoa lại chỉ người lãnh đạo, người đứng đầu của một cấu trúc xã hội (Giddens 1972).

Nhưng khi nói về giới tinh hoa hay tầng lớp tinh hoa, các nhà nghiên cứu và lập thuyết về ‘tinh hoa’ như Gaetano Mosca, Pareto, Anthony Giddens, Alan Zuckerman, đều chỉ dẫn đến giới tinh hoa chính trị (political elite), được xác định là nhóm thiểu số những cá nhân nắm giữ các vị trí quyền lực đầu não ở một tổ chức.

Theo Higley and Burton (1988), giới tinh hoa mỗi nước là những người có khả năng gây ảnh hưởng lớn và không gián đoạn tới kết quả của các vấn đề quốc gia thông qua vị trí chính danh của họ trong các tổ chức quyền lực.

Trong các tài liệu học thuật bàn về giới tinh hoa, giới này được gọi tên bằng những thuật ngữ như “tầng lớp thống trị”, “tầng lớp thượng lưu”, “tầng lớp chính trị”, “tinh hoa chính trị”, “tinh hoa quyền lực”, hay “thiểu số thống trị” (Jan 2012; Giddens 1972; Zuckerman 1977).

Mặc dù giữa các học giả còn có nhiều tranh luận về đặc điểm và mức độ liên can đến chính trị của giới tinh hoa, cũng như cái cách giới tinh hoa gây ảnh hưởng tới ổn định chính trị, nhìn chung có thể thấy câu chuyện về giới tinh hoa không phải chỉ là vấn đề tiền, của cải, và sự giàu có, mà còn là quyền lực và vai trò của giới này trong các vấn đề quốc gia thông qua năng lực trí tuệ.

Tài liệu tham khảo

Giddens, A. (1972). Elites in the British Class Structure. [Article]. Sociological Review, 20(3), 345-372, doi:10.1111/j.1467-954X.1972.tb00214.x.
Jan, P. (2012). The Weberian Foundations of Modern Elite Theory and Democratic Elitism. [research-article]. Historical Social Research / Historische Sozialforschung (1 (139)), 38.

Source: KHPT