Những lực lượng mạnh mẽ – văn hóa gia đình, mối quan hệ xã hội và di truyền – đã kết nối các thế hệ. Đáng kinh ngạc hơn nữa, địa vị xã hội của tầng lớp tinh hoa cũ hầu như không bị thay đổi dưới tác động của những sự kiện chính trong vòng 300 năm qua
Vào năm 2012, Gregory Clark của ĐH California tại Davis và Neil Cummins của Trường Kinh tế London đã theo dõi chuyển dịch xã hội từ năm 1170 đến năm 2012, dựa trên thông tin về những ai mang các họ hiếm của Anh quốc. Họ đã nghiên cứu danh sách sinh viên tại ĐH Oxford và ĐH Cambridge. Các nhà nghiên cứu cũng yêu cầu dữ liệu từ những chứng thư di chúc, mà trong đó các luật gia chỉ ra quy mô tài sản của những người quá cố.
Phân tích họ của những sinh viên ĐH Oxford và ĐH Cambridge đã nhập học tại các cơ sở giáo dục lâu đời nhất này từ năm 1170 đến năm 2012, cũng như những chứng thư di chúc mà họ có, các nhà khoa học đã kết luận rằng địa vị xã hội là đã được kế thừa thành công trải qua nhiều chục thế hệ. Gregory Clark và Neil Cummins đã trình bày báo cáo chi tiết về công trình của họ trên tạp chí “Human Nature”.
Neil Cummins, Trường Kinh tế London: “Những lực lượng mạnh mẽ – văn hóa gia đình, mối quan hệ xã hội và di truyền – đã kết nối các thế hệ. Đáng kinh ngạc hơn nữa, địa vị xã hội của tầng lớp tinh hoa cũ hầu như không bị thay đổi dưới tác động của những sự kiện chính trong vòng 300 năm qua: cách mạng công nghiệp vào những năm 1700, giáo dục phổ cập bắt buộc vào cuối những năm 1800 và chiến thắng của các nguyên tắc dân chủ-xã hội vào những năm 1900”.
Nghiên cứu trên được thực hiện vào năm 2012. Sau hơn chục năm thì đối tượng của nghiên cứu vẫn chưa hề bị thay đổi gì. Tức giai đoạn từ năm 1170 đến nay. Đó là hơn 850 năm! Chúng ta hình dụng được không? Quyền lực và sở hữu của Anh quốc là thuộc về 1% dân số kể từ triều đại Vua Richard Lionheart [trái tim sư tử] (1157-1199). Và trong 1% “tinh bông” này, mọi người đều là họ hàng của nhau. Họ có thể là họ hàng xa (bao gồm cả anh em bốn đời), nhưng lại là huyết thống với nhau. Ngoài ra, sự tương tác, hợp tác chặt chẽ của họ được tính hàng nhiều thế kỷ. Chúng ta nghĩ ra sao, những thân thích đó đã học được cách chi phối phần còn lại của dân số? Xét theo các số liệu, họ thực sự là bậc thầy trong việc này.
Nghệ thuật chi phối của họ dựa trên cái gì? Ngoài quyền lực và sở hữu, nó còn được đảm bảo bởi việc kiểm soát tri thức và ngôn ngữ. Các ĐH Oxford và ĐH Cambridge tư thục nói trên là các vườn ươm nuôi dưỡng những nhà chi phối (cai trị, thống trị). Ở họ hình thành các phẩm chất cá nhân cần thiết. Họ được cung cấp những tri thức thực cần thiết. Phần còn lại dân số Anh quốc chỉ mới có được nền giáo dục phổ thông bắt buộc vào cuối những năm 1800. Ai đã phát triển chương trình giáo dục đó? Vâng, các chuyên gia của ĐH Oxford và ĐH Cambridge. Để chi phối theo phân tầng (hierarchy) thì dân số bị thao túng cũng cần phải được phổ cập giáo dục mà ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) và kiến thức nền tảng được giáo dục là những công cụ thao túng mạnh.
Giáo dục gắn bó không tách rời với việc hình thành những phản xạ có điều kiện và những bản năng xã hội. Kiểm soát giáo dục từ ấu thơ có thể hình thành nên một số người trở thành kẻ chi phối, kẻ cai trị, kẻ thống trị, lãnh chúa và những người khác chỉ như là kẻ phục tùng, kẻ an phận, kẻ không phàn nàn kêu ca, kẻ bị khuất phục. Đó chính là “sự phân hóa giai cấp có tổ chức”.
Điều gì đã khiến 1% tinh bông Anh quốc phải dùng đến những thủ thuật như vậy?
hiến lược gia quân sự và triết gia Tôn Tử của Trung Quốc, sống trước thời đại chúng ta 500 năm, đã viết: “Chiến tranh – đó tất cả là dối lừa”. Quốc đảo Anh có ít tài nguyên và diện tích không lớn. Bên kia eo biển La Manche luôn là lục địa Châu Âu lớn hơn Vương quốc Anh cả về diện tích lẫn dân số, luôn khao khát đánh chiếm và bắt hòn đảo phải chịu khuất phục. Người Anh đã tồn tại hàng thế kỷ trong những điều kiện có thể được minh họa là “chiến tranh triền miên”.
Nếu như chiến tranh – đó là dối lừa, thì chiến tranh triền miên – đó là động lực để tạo lập nên một hệ thống thướng trực – của dối lừa hiệu quả, của văn hóa dối lừa, của dối lừa thâm nhập sâu vào đa số các lĩnh vực đời sống, của dối lừa mà trong đó con người chìm đắm vào khi hãy còn là trẻ nít và cùng với nó khi từ bỏ cuộc sống lúc già mà không hề bạch lộ, không hề nhận thức được sự thật chân lý.
Ban đầu, người Anh, bao gồm cả 1% tinh bông kia của họ, cần những phương tiện chi phối phức tạp – mọi dối lừa – chỉ là để bảo vệ (bảo toàn) mình. Về sau, họ đã vận hành chúng nhằm mục tiêu cho phát triển thành công.
Theo: Lê Giang (đăng trong csci group)
(*) Tiêu đề bài viết được đặt lại theo người đăng tải
Nguồn nghiên cứu gốc: Surnames and Social Mobility in England, 1170–2012