Những kẻ xuất chúng thật ra lại chẳng hề xuất chúng

Khác với tư duy lối mòn của nhiều tác phẩm viết về thành công, về ánh hào quang của người nổi tiếng theo kiểu “Câu chuyện lúc nào cũng y nguyên một kiểu: người hùng của chúng ta được sinh ra trong những hoàn cảnh gieo neo, nhờ có nỗ lực bền bỉ và tài năng mà tìm được con đường đi đến vĩ đại”, sách “Những kẻ xuất chúng” đưa ra một cách nhìn mới lạ về nguồn gốc của thành công.

Những kẻ xuất chúng, thật ra lại chẳng hề xuất chúng.

Chúng ta thường ca ngợi những triệu phú tự thân, những người đi lên từ hai bàn tay trắng nhưng đã tạo ra được những thành tựu rất đáng ngưỡng mộ. Nhưng có thật sự rằng những người này là hoàn toàn tự thân hay không? Hay là họ đã thừa hưởng được những lợi thế ẩn giấu nào đó mà những kẻ khác không có được?

Sau khi nghiên cứu lý do thành công của những tên tuổi lừng lấy trên thế giới, Malcolm đã rút ra kết luận rằng thật ra những kẻ xuất chúng đó thực ra luôn thừa hưởng những lợi thế ẩn giấu và những may mắn phi thường khiến cho họ trở nên đặc biệt và xuất sắc hơn kẻ khác.

Những yếu tố thông thường như chỉ số IQ, sự quyết tâm, năng khiếu bẩm sinh chỉ giải thích được một nửa cho sự thành công, còn một nửa còn lại nằm ở những lợi thế tưởng chừng như không liên quan nhưng lại ảnh hưởng rất mạnh mẽ như gia đình, năm sinh, tháng sinh, trường học, hoàn cảnh sống hay số giờ làm việc…

Hiệu ứng Matthew

Hiệu ứng Matthew được định nghĩa như “Phàm những kẻ đã có thì được cho thêm và sẽ có dư thừa, còn ai đã không có thì ngay cả những cái đang có cũng sẽ bị lấy đi”.
Sau khi xem danh sách thành viên của đội tuyển tài năng của khúc côn cầu Canada, người ta kinh ngạc phát hiện ra rằng có đến 17/25 tuyển thủ kiệt xuất này sinh vào đầu năm, tức là sinh vào từ tháng một đến tháng tư. Và đây không phải là việc ngẫu nhiên mà nó lặp đi lặp lại hàng năm và áp dụng cả với những môn thể thao khác như bóng chày và bóng đá.

Tại sao lại có thể kỳ lạ như vậy? Chẳng nhẽ những tuyển thủ sinh tháng khác lại không có ai là tài năng hay sao?

Điều này đã được lý giải như sau:

Trong kỳ thi tuyển sinh đầu vào môn khúc côn cầu ở Canada cho những em bé 10 tuổi, họ đã gộp chung tất cả những em bé sinh từ 1/1 đến 31/12 trong cùng năm để thi đấu với nhau. Và rất dễ dàng để nhận ra rằng những em sinh đầu tháng có những lợi thế đặc biệt với thể lực như chiều cao, cân nặng cũng như tốc độ nhận thức. Ở độ tuổi này chỉ cần cách biệt vài tháng thôi là đã có sự khác biệt rất nhiều về thể chất và óc phán đoán suy nghĩ. Vì thế, ngay từ lần tuyển đầu tiên những em bé sinh đầu tháng này đã có những lợi thế vượt trội hơn những em bé sinh cuối năm.

Và chính từ lợi thế đầu tiên đó, các em lại càng được chú ý nhiều hơn, được chọn để luyện tập thi đấu cho những giải đấu nhiều hơn, được luyện tập với cường độ cao hơn. Rồi dần dần đương nhiên dẫn đến việc càng ngày tài năng của các em bé được tuyển chọn đó đó sẽ bỏ xa các bạn cùng tuổi nhưng lại không được tuyển chọn.

Tài năng khi được chọn lọc, rèn luyện và dạy dỗ nhiều hơn sẽ càng trở nên kiệt xuất trong khi đó những tài năng không được đầu tư và luyện tập sẽ ngày càng mai một đi.
Chỉ từ một lợi thế nhỏ là tháng sinh cũng đã có thể tạo ra được những lợi thế cơ hội rất to lớn trong đời người.

Quy tắc 10,000 giờ

Để trở thành một tài năng xuất chúng nhất định phải luyện tập 10,000 giờ.. Nếu không đạt đủ 10,000 giờ thì cho dù có tài năng đến đâu cũng không thể trở nên xuất chúng.
Chúng ta ca ngợi Bill Gates với những thành tựu của ông và những gì ông tạo cho thế giới này, nhưng có ai biết được rằng trước khi thành lập Microsoft, Gates đã có hơn 10,000 giờ luyện tập lập trình.

Với sự giúp đỡ của gia đình và nhà trường, Bill Gates đã có thời gian và cơ hội để luyện tập suốt 5 năm từ lớp 8 đến hết cuối trung học. Ông say sưa với máy tính đến 8 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần. Thậm chí khi bị cấm sử dụng máy tính do sự cố bảo mật, ông đã đi bộ đến trường đại học Washington cách nhà vài dặm được sử dụng máy tính từ 3 đến 6 giờ sáng.

Và sau này, khi sự bùng nổ công nghệ thông tin diễn ra, cũng là lúc ông rời bỏ Harvard để tạo dựng Microsoft cho riêng mình thì lúc đó ông đã nắm trong tay hơn 10.000 giờ huyện tập. Bill Gates nói rằng đây là một cơ may của ông và ông ước tính rằng cả thế giới lúc đó chỉ có khoảng 50 người có được cơ may lớn như vậy.
Tài năng được luyện tập cần mẫn chăm chỉ và chỉ cần chờ có cơ hội đến thì tài năng đó sẽ được bung lụa.

Chỉ số IQ chỉ là điều kiện cần

Chúng ta thường đánh giá quá cao chỉ số thông minh IQ mà quên mất rằng những yếu tố khác cũng cực kỳ quan trọng.

Chris Lagan có thể nói là một trong số những người thông minh nhất trên thế giới với chỉ số IQ lên đến 190. Đến cả Anhxtanh cũng chỉ có chỉ số IQ ở mức 160 mà thôi. Ấy vậy nhưng trái với những gì chúng ta nghĩ, rằng những người có chỉ số IQ ngất ngưởng như thế này thường sẽ có nhiều thành tựu trong cuộc sống thì người đàn ông này lại không phải là một người thành công và càng không phải là một người xuất chúng.

Anh chỉ là một người chủ trang trại nuôi ngựa vùng nông thôn và tính đến nay cũng chẳng gây ra bất cứ ảnh hưởng đáng kể nào cho thế giới với trí thông minh của mình ngoài việc phô diễn tài năng của mình trong cuộc chơi.

Trong khi đó, ngược lại, Robert Oppenheimer – một nhà vật lý học nổi tiếng người Mỹ, một người cũng có chỉ số IQ đỉnh cao như Chris nhưng ông lại có rất nhiều ảnh hưởng khủng khiếp với thế giới. Ông là người góp phần phát minh ra bom nguyên tử cho Mỹ trong Thế chiến thứ 2 và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.

Tại sao lại như vậy? Tại sao hai người cũng chỉ thông minh IQ mà cuộc đời hoàn toàn khác nhau như thế?

Chris sinh ra trong một gia đình nghèo khổ và cơ cực. Bố anh là một kẻ bạo lực và anh không được nhận sự dạy dỗ nghiêm túc gia đình. Không những thế, mặc dù Chris luôn có hứng thú với trường học và tri thức nhưng anh luôn luôn không gặp may với trường học. Đó là khi mẹ anh quên ký học bổng bóng cho anh, nhà trường không tạo điều kiện cho anh được chuyển lớp hay khi anh không thể giao tiếp với thầy giáo dạy môn xác suất thống kê – một môn học mà anh rất yêu thích.

Mặc dù trí thông minh phân tích (chỉ số IQ) của Chris rất cao, ngược lại trí thông minh thực tiễn (Practical Intelligence – PI) của anh lại rất thấp. Trí thông minh thực tiễn (PI) được định nghĩa như biết nói điều gì và nói với ai, nói khi nào và nói như thế nào để đạt được hiệu quả tối đa. Và do khả năng giao tiếp hạn chế của minh, Chris luôn phải tự thân vận động hầu hết mọi thứ mà không có sự giúp đỡ của bất cứ ai bên cạnh.
Ngược lại với Chris, Oppenheirm sinh ra trong một gia đình vô cùng giàu có. Gia đình còn biết cách áp dụng phương pháp dạy con có tính toán (Concerted Cultivation) để giáo dục con cái về kinh doanh, thuyết trình, giao tiếp và vì thế ông được thừa hưởng mọi thế mạnh từ gia đình mình. Không chỉ có tí thông minh IQ cao mà chỉ số PI của ông rất ngất ngưởng. Chính điều đó đã tạo nên thành công vang dội cho ông, tạo nên một huyền thoại Oppenheirm với nhiều ảnh hưởng trên thế giới.

Vận may, sự kiên trì bền bỉ không mệt mỏi và những tinh hoa kế thừa từ gia đình, truyền thống là những thế mạnh ẩn giẩu giúp cho những kẻ xuất chúng tạo thành công vang dội.

Nguồn: Spiderum Books