Con người chúng ta sống vì điều gì? Ai sinh ra cũng đã được thiết lập trở thành thiên tài

Sống vì điều gì? Hay tại sao chúng ta được sinh ra, ra lớn lên, tranh đấu cật lực trong cuộc sống, lập gia đình, sinh con, già đi rồi chết?

“Rốt cuộc con người chúng ta sống vì điều gì?”

Trả lời câu này dài với nhức đầu lắm. Sống vì điều gì? Hay tại sao chúng ta được sinh ra, ra lớn lên, tranh đấu cật lực trong cuộc sống, lập gia đình, sinh con, già đi rồi chết? Vòng lặp tiếp tục thế hệ này sang thế hệ khác như vậy, rốt cuộc để làm gì?

Đây là câu trả lời của mình từng trả lời trên một bài viết của người bạn, và mình tin đó là câu trả lời cho cuộc đời này:

“Mỗi người là kết quả tổ hợp 2 nguồn gen từ các tổ tiên rất lâu đời, từ khởi thuỷ loài người. Đứa con (2 nguồn gen tốt) + môi trường có điều kiện phù hợp (tự nhiên, gia đình, xã hội…) sẽ thoát ra giới hạn, trở thành cá nhân xuất chúng thay đổi thế giới. Mỗi con người sinh ra dù xuất chúng hay tầm thường đều có vai trò lưu giữ nguồn gen tổ tiên và gửi một bản sao bộ gen qua thê hệ sau.
Thực chúng ta không biết thế hệ sau sẽ trở thành như nào tuỳ vào bộ gen tổ tiên người ghép đôi và môi trường của nó. Nhưng việc chúng ta biết chắc chắn để duy trì bộ gen tổ tiên thông qua sinh sản. Ngưởi người cạnh tranh nhau cũng vì muốn thế hệ sau (bản sao bộ gen) của họ được thuận lợi và an toàn . Nếu không làm gì hay ho thì cứ ăn no, học đủ chọn con mái/trống phù hợp rồi đẻ. Một đời người 100 năm nói thì dài, nhưng với vũ trụ thì chỉ vài giây.
Việc ghép đôi 5-10-100 thế hệ để có một tổ hợp xuất chúng không phải việc quá dài. Nhìn lại đời người cũng như sâu bọ, súc vật: ăn rồi đẻ “chờ đợi một điều gì đó” từ thế hệ này đến thế hệ khác.”

2 con trai trên chiếc xe tăng tại Tượng đài chiến thắng làng Vây trong một kỳ nghỉ.

“Chờ đợi một điều gì đó”, là chờ đợi sự xuất hiện của một kiệt xuất, vĩ nhân có thể thay đổi thế giới này hoặc ít nhất cũng làm được điều lớn lao mà hàng trăm năm qua gia đình, dòng họ truyền đời đó chưa từng có.

Dựa trên quan điểm này của mình có thể thấy điều tích cực cuộc sống:

1. Ai sinh ra cũng có thể được “lựa chọn” trở thành thiên tài. Nếu chưa là thiên tài có thể “môi trường” chưa phù hợp, hãy tiếp tiếp tục biến đổi “môi trường” để đạt chuyển biến ở môi trường mới. Cái chúng ta thường nói “có duyên”, “nhờ duyên” chính là môi trường, là điều kiện cần và đủ trong môi trường tại thời điểm đó tương tác với chủ thể (người đó) để ra kết quả, đó là duyên.

2. Chúng ta chưa là “thiên tài” dù đã cố gắng thay đổi “môi trường” nhưng vẫn chưa “đủ duyên” thì chúng ta vẫn còn cơ hội để tiếp tục ở thế hệ sau. Khi có con chúng ta vẫn phải tiếp tục cố gắng để trở thành “thiên tài” như lịch trình và tiếp tục tạo môi trường cho thế hệ sau “dễ dàng” trở thành “thiên tài” hơn, nhanh hơn. Đó chính là nền tảng gia đình và xã hội cho thế hệ sau.

3. Mọi tổ hợp lại gen ở thế hệ sau đều có rủi ro. “Môi trường” dự kiến được cho là tốt chưa gặp đúng “gene phù hợp với môi trường đó”. Quay trở lại lặp (1) và (2).

4. Tất cả lại chỉ là trò chơi tiến hoá, nhìn thì hoà bình văn minh nhưng cạnh tranh khốc liệt giữa cá nhân/ cá nhân; gia đình/gia đình; chủng tộc / chủng tộc… Mạnh sống, yếu lụi tàn.

Bởi vậy sức đời người có hạn, vui được chừng nào thì vui, có phải ai cũng là chính mình đâu.

Kết luận quan trọng:

Ai sinh ra cũng đã được thiết lập trở thành thiên tài. Nếu chưa trở thành thiên tài thì tiếp tục trở thành chất liệu để sinh ra thiên tài.


Xin chào!

Chào mừng các bạn đến với trang cá nhân của Văn Ngọc Sơn, một người khởi nghiệp uống Cà phê Thơm, xây dựng thương hiệu và thích du lịch.

About & Work | Contact | Pay